Nguồn gốc món quẩy – Du tạc quỷ câu chuyện ly kỳ – Foodeli

Nguồn gốc món quẩy – Du tạc quỷ câu chuyện ly kỳ

Quẩy là món ăn xuất hiện trên bàn ăn, trong các hàng quán mỗi ngày của người Việt. Dân ta thường ăn quẩy với phở trong bữa sáng để tăng thêm hương vị. Hoặc đơn giản là dùng quẩy kèm với nước mắm, dưa góp như một món ăn chơi. Nhưng bạn có biết nguồn gốc của quẩy bắt đầu từ đâu không. Hãy cùng Foodeli khám phá nhé

1. Nguồn gốc của Quẩy

Nguồn gốc của quẩy xuất phát từ Quảng Đông – Trung Quốc. Quẩy tiếng Trung là 油炸鬼 (Yóuzháguǐ – du tạc quỷ)  hoặc tên gọi khác là bánh xù chiên, một món ăn sáng truyền thống của người Trung Quốc. 

Theo truyền thuyết kể về câu chuyện vào thời Nam Tống. Tần Cối – người đã cấu kết với kẻ thù và phản bội đất nước, cùng người vợ tham lam của ông ta là Vương Thị. Bọn họ đã bày ra những âm mưu để giết Nhạc Phi. Do vậy người Trung Quốc đã làm ra món quẩy để nguyền rủa hai vợ chồng Tần Cối. Với hình dạng hai thanh bột dài được nặn ra gần giống hình người. Sau đó chiên phồng lên với thâm ý là hai con quỷ ác bị chiên rong vạc dầu dưới 18 tầng địa ngục. Kể từ đó, quẩy đã xuất hiện ở các quán bán đồ ăn chín trên khắp cả nước. 

Ban đầu người ta ăn món quẩy chỉ để xua đi nỗi oán hận đối với vợ chồng Tần Cối. Nhưng dần dần họ cảm thấy hương vị khá ngon và giá cả cũng không đắt nên người ăn và người làm món quẩy ngày một nhiều. Cùng một làng, ngày càng có nhiều con đường, ngõ hẻm bán quẩy. Và từ đó đã trở thành một món ăn sáng rất phổ biến.

Loại thức ăn vặt này nhanh chóng lan truyền trong dân chúng đến vậy là có hai lý do .Một là do tên gọi và hai là ý nghĩa của nó.Hương vị của món ăn vặt này cũng rất được ưa chuộng, phổ biến khắp nơi. Việt Nam sau bao đời dưới ách thống trị của Trung Quốc mà cũng đã du nhập món ăn này và dần đi vào nền ẩm thực với sự tiếp nhận của đại đa số dân chúng.

2. Cách làm quẩy ngon giòn

Làm quẩy tuy khó mà dễ, nhưng bạn có thể học cách làm quẩy ăn phở giòn tan thơm ngon tại nhà theo công thức sau:

Nguyên liệu: 

  • 5000 gam bột mì thường, 
  • Muối tinh
  • Bột nở theo lượng (60 gam mùa đông, 70 gam mùa xuân, 80 gam mùa hè), 
  • Nước ấm (3000 gam mùa đông, 2750 gam mùa hè)

Trộn bột nở và muối theo tỷ lệ, cho vào chậu, cho nước ấm vào khuấy tan, tạo nhiều bọt, có tiếng động thì cho bột mì vào khuấy đều thành hình bông tuyết. Sau đó đập cho nhuyễn để bột mịn, mềm và chắc. Bạn dùng khăn ấm hoặc chăn bông phủ lên trên. Để bột nghỉ 20 đến 30 phút, đập lại rồi gập đôi khối bột lại. Gập khoảng 3 đến 4 lần để bột nở, thoát khí không tạo thành lỗ và mềm hơn.

Tiếp theo bôi dầu mỡ lên thớt, cho 1/5 lượng bột lên thớt. Kéo thành dải dài, lăn thành dải dày 1 cm và rộng 10 cm bằng bột mì nhỏ, sau đó cắt thành miếng 1,5mm. Dùng dao cắt dải rồi đặt hai miếng lại với nhau, dùng đũa tre nén và ấn từ giữa xuống. Dùng hai tay ghim nhẹ hai đầu, xoay và kéo ra một dải dài khoảng 30 cm. Đặt vào một chảo dầu nóng, vừa chiên vừa lật để miếng quẩy phồng, đầy đặn, nở ra, giòn và có màu vàng nâu.

3. Thưởng thức quẩy

Ở Việt Nam, quẩy thường được thưởng thức theo các cách rất đa dạng. Dùng chung cùng các món nước cháo, quẩy ăn phở hoặc ăn trực tiếp với các loại nước chấm. Nước chấm quẩy pha nước mắm, đường, tỏi ớt là đã đủ khiến người ăn thấy ngon miệng rồi. Quẩy thường được dùng trong các bữa ăn hàng ngày kể cả sáng hay tối. Không chỉ Trung Quốc, Việt Nam mà các nước khu vực đông nam Á như Hồng Kông, Myanma, Thái Lan, Singapore cũng ưa chuộng món quẩy này.

Trên đây là xuất xứ về quẩy – một món ăn truyền thống quen thuộc của người Việt. Để biết thêm nhiều thông tin thú vị về ẩm thực truyền thống Việt Nam, hãy theo dõi Foodeli nhé.

0
GIỎ HÀNG CỦA BẠN