Rộn ràng du xuân cùng các lễ hội đầu xuân ở Hà Nội – Foodeli

Rộn ràng du xuân cùng các lễ hội đầu xuân ở Hà Nội

Dân gian có câu “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”, còn xuân là còn chơi. Ngày xuân, người người đi trẩy hội. Không chỉ để vui chơi mà các lễ hội còn là nơi lưu giữ những nét văn hóa truyền thống quý báu. Truyền bá tới các thế hệ trẻ để thêm yêu và hiểu về quê hương đất nước. Lên kế hoạch du xuân thì không thể bỏ qua các lễ hội đầu xuân ở Hà Nội này nhé!

Các lễ hội đầu xuân ở Hà Nội đặc sắc không thể bỏ qua

Lễ hội đền Cổ Loa

Nơi tổ chức: Làng Cổ Loa, Huyện Đông Anh, Hà Nội

Thời gian: từ mùng 6 đến ngày 16 tháng giêng âm lịch

Lễ hội Cổ Loa được tổ chức nhằm tưởng nhớ An Dương Vương Thục Phán với câu truyện truyền thuyết gắn liền với thành Cổ Loa. Lễ hội cũng là dịp để chúng ta hướng về cội nguồn, ghi nhớ công ơn của thế hệ đi trước.

Lễ hội được chia ra 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ thực hiện các nghi thức cúng tế vua An Dương Vương. Phần hội là các trò chơi dân gian hấp dẫn như đốt pháo hoa, hát ca trù, hát tuồng, kéo co, đập niêu… Các trò chơi đều mang tính cộng đồng rất cao.

Lễ hội Đống Đa

Nơi tổ chức: Gò Đống Đa, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Thời gian: ngày mùng 5 tết Nguyên Đán

Lễ hội Đống Đa được tổ chức để kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa lừng lẫy của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ chỉ huy. Đây là một trong những Lễ hội truyền thống ở Hà Nội đã có từ hơn 200 năm trước. Quy mô tổ chức rất lớn, thu hút khách thập phương đến tham dự.

Tại phần lễ, bạn sẽ được chiêm ngưỡng đoàn rước kiệu hoành tráng từ đình làng Khương Thượng ra đến gò Đống Đa. Ngoài ra còn có các hoạt động như múa lân sư rồng, trò chơi dân gian…

Hội chùa Hương

Nơi tổ chức: xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Thời gian: từ mùng 6 tháng giêng, kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch

Hội chùa Hương là một trong các lễ hội mùa xuân ở miền Bắc thu hút hàng vạn du khách. Cứ mỗi dịp xuân đến, chùa Hương lại tấp nập người đến trẩy hội.

Đến với chùa Hương, bạn sẽ tìm thấy cảm giác bình yên nơi đất Phật. Ngoài lễ Phật cầu bình an thì còn có rất nhiều trò chơi dân gian như bơi thuyền, hát dân ca, hay thư thái ngắm cảnh núi non thơ mộng trên thuyền xuôi dòng suối Yến.

Lễ hội chùa Thầy

Nơi tổ chức: xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội

Thời gian: từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 3 âm lịch hàng năm

Nếu đến Quốc Oai thì không thể bỏ qua lễ hội Chùa Thầy. Cứ đến mùa xuân là người người kéo về trẩy hội du xuân. Nơi đây chính là nơi thờ pháp sư Từ Đạo Hạnh. Được nhiều người biết đến là ông tổ của nghệ thuật múa rối nước truyền thống Việt Nam. 

Đến lễ hội Chùa Thầy bạn sẽ tham gia các hoạt động tâm linh. Bên cạnh đó được thưởng thức các màn màn biểu diễn múa rối nước đặc sắc từ các nghệ nhân nổi tiếng.

Lễ hội Đền Gióng Sóc Sơn

Nơi tổ chức: xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Thời gian: từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 1 âm lịch

Lễ hội Đền Gióng Sóc Sơn được tổ chức để tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng. Người có công đánh đuổi giặc Ân. Lễ hội gồm 3 phần: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương – dâng hoa tre lên đền Thượng. 

Vào ngày mùng 7 âm lịch, là phần lễ rước voi rất hoành tráng với hàng nghìn người tham gia. Dù đã trải qua rất nhiều thế hệ nhưng lễ hội Đền Gióng vẫn không thay đổi. Các lễ hội mùa xuân nói chung và lễ hội đền Gióng vẫn giữ nguyên được nét đẹp về giá trị văn hoá, tinh thần đến giới trẻ ngày nay.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng – Mê Linh

Nơi tổ chức: thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội

Thời gian: ngày mùng 4 đến mùng 10 tháng Giêng

Lễ hội đền Hai Bà Trưng được tổ chức để tưởng nhớ đến công ơn của hai vị nữ anh hùng Trưng Trắc và Trưng Nhị. Lễ hội Hai Bà Trưng cũng là một trong những lễ hội xuân lớn của Hà Nội. Đặc sắc nhất của lễ hội chính là ở phần rước kiệu vào chính hội ngày mùng 6. Kiệu bà Trưng Trắc đi trước sau đó khi qua cổng đền thì kiệu Trưng Nhị lên dẫn đầu. Thể hiện ý nghĩa “Nội gia tỉ muội, ngoại quốc quân thần”.

Song hành với tế lễ, bên ngoài có rất nhiều trò chơi dân gian như đánh đu, hội thi nấu cơm, bịt mắt bắt dê, chọi gà…

Lễ hội Võng La

Nơi tổ chức: đình Đại Độ, làng Đại Độ, xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội

Thời gian: Từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng

Lễ hội Võng La là dịp để tưởng nhớ ngũ vị Tôn Thần: Quốc Công Đại Vương và Lã Nương phu nhân Đại Vương cùng ba người con là Linh Khổng (Đệ Nhất Linh Tố Đại Vương), Minh Chiêu (Đệ Nhị Linh Tố Đại Vương) và Cung Mục (Đệ Tam Linh Tố Đại Vương).

Lễ hội được diễn ra làm 2 kỳ. Kỳ hội chính diễn ra vào tháng Giêng. Kỳ hội thứ 2 được tổ chức vào tháng Tám âm lịch. Những hoạt động đặc sắc được diễn ra trong lễ hội như: thi cờ tướng, đánh đu, hát quan họ, múa lân sư rồng,…

Lễ hội làng Lệ Mật

Nơi tổ chức: Làng Lệ Mật, xã Việt Hưng, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Thời gian: ngày 23/3 âm lịch

Nhắc đến Lễ hội mùa xuân ở Hà Nội thì không thể bỏ qua lễ hội làng Lệ Mật. Đây là dịp tưởng nhớ đến thành hoàng Lệ Mật – Hoàng Đức Trung. Người có công lớn trong việc lập ra 13 trang trại tây thành Thăng Long. Hiện nay là quận Ba Đình

Tại phần lễ, lễ rước nước quanh giếng làng, rước cá chép vào đình, rước cỗ 13 trại từ Ba Đình về đình làng. Đến với lễ hội Lệ Mật bạn sẽ được thưởng thức màn múa rắn có một không hai. Màn múa thể hiện được tinh thần và sức mạnh của con người đánh bại được hung ác, bảo vệ bình yên cuộc sống. Phần hội, du khách sẽ được thưởng thức màn trình diễn nấu ăn với nhiều món từ cá, ếch, rắn,…

Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh

Nơi tổ chức: đền Thượng, Ba Vì, Hà Nội

Thời gian: Từ 13 đến 15 tháng Giêng

Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh là một trong những lễ hội quy mô lớn của miền Bắc. Lễ hội diễn ra tại cụm di tích đền Thượng – đền Trung – đền Hạ của hai xã Minh Quang và xã Ba Vì. Ngoài các hoạt động tín ngưỡng còn có các hoạt động văn hoá đặc sắc của dân tộc Mường, Dao. Tham gia các trò chơi dân gian như kéo co, bắn nỏ, đi cà kheo, đẩy gậy, leo núi, cờ tướng…

Lễ hội Làng Bát Tràng

Nơi tổ chức: Đình Bát Tràng, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

Thời gian: từ ngày 14 đến hết ngày 16/2 âm lịch hằng năm

Về với làng gốm truyền thống Bát Tràng mùa xuân là thấy người dân xúng xính áo quần trẩy hội. Lễ hội Làng Bát Tràng được tổ chức với ý nghĩa tôn vinh nghề gốm. Để các thế hệ sau hướng về cội nguồn, gìn giữ nghề cầu cho một năm nhiều may mắn.

Phần lễ có nhiều hoạt động như lễ rước nước, tắm bài vị, rước bài vị ra đình. Nghi thức được tổ chức trang nghiêm, đầy đủ các bước. Phần hội thu hút người dân tham gia các trò như chơi cờ người và hát thờ.

Lễ hội đầu xuân ở Hà Nội vô cùng đa dạng và được diễn ra hầu khắp các thôn làng. Vừa là dịp vui chơi vừa hướng tới cội nguồn để thế hệ trẻ không bị sao lãng. Tiếp nối truyền thống văn hóa tốt đẹp, xây dựng cuộc sống phát triển và hài hòa.

 

0
GIỎ HÀNG CỦA BẠN