Từ bao đời nay, các món ăn thuần Việt từ gạo chiếm một phần rất quan trọng trong nền ẩm thực Việt Nam. Hãy cùng Foodeli điểm danh lại các món ăn thuần Việt này để xem còn món ăn nào bạn chưa biết không nhé.
1. Cơm tẻ – món ăn thuần Việt không thể thiếu mỗi ngày
Một mâm cơm thuần Việt của người Việt Nam không thể thiếu cơm tẻ – một món ăn thuần Việt từ gạo. Người Việt ăn cơm tẻ từ khi vừa mọc răng sữa, ăn cho tới hết cuộc đời mà không biết chán. Ba bữa của người Việt đều gọi đơn giản là “ăn cơm” vì thành phần quan trọng nhất trong bữa ăn là cơm. Các món ăn rau, thịt, cá được thêm vào cho đủ chất dinh dưỡng. Hoặc đôi khi, ở các bữa giỗ tết, người ta mới thay món cơm tẻ bằng cơm nếp ăn cho đổi bữa. Nói chung, không có một thực đơn thuần Việt nào lại có thể thiếu đi món cơm tẻ.
Một mâm cơm thuần Việt không thể thiếu bát cơm tẻ
2. Xôi – món ăn thuần Việt có lịch sử lâu đời
Xôi là một món ăn thuần Việt phổ biến bao đời nay, thường ăn vào bữa sáng thay cho cơm tẻ. Phần gạo nếp được đồ dẻo quẹo, có khi đồ chung với đỗ xanh hay gấc tạo vị ngọt. Xôi thường được ăn kèm với đồ mặn như thịt, trứng, chả, ruốc, hoặc đơn giản ăn cùng một ít muối vừng thơm lừng. Rắc thêm vài lát hành phi giòn tan trên cùng, tổng thể tạo thành một mùi vị thật khó cưỡng.
Xôi nếp đa dạng màu sắc và cách chế biến
3. Phở – món ăn thuần Việt từ gạo thấm đẫm tinh hoa
Phở được coi là món ăn thuần Việt đại diện cho nền ẩm thực nước nhà. Bánh phở được làm từ bột gạo, cán thành sợi mỏng, dẹt, có màu trắng. Nước dùng phở hầm từ xương, kết hợp cùng các loại gia vị như thảo quả, hoa hồi, đinh hương, địa sâm. Phở thường được phục vụ cùng thịt bò, thịt gà, thịt ngan, tim cật… Gia vị ăn kèm gồm chanh, ớt, dấm, rau thơm,…
Phở – món ăn thuần Việt từ gạo thấm đẫm tinh hoa
4. Bún – món ăn thuần Việt với nhiều cách chế biến
Một mâm cơm thuần Việt nếu không có cơm tẻ hay xôi nếp thì sẽ có bún. Bún có dạng sợi nhỏ, mảnh so với phở, được ép thành từng lá bún (bún lá) hoặc để rối (bún rối). Bún có nhiều biến tấu khác nhau trong cách chế biến, nhưng nhìn chung tất cả đều tuân theo công thức: bún ăn cùng nước dùng, thịt/tôm/cá/cua… các loại rau sống và gia vị ăn kèm.
Một bữa cơm thuần Việt mà không có cơm thì thường sẽ có bún
5. Các loại mì gạo
Một biến tấu khác của món ăn thuần Việt từ gạo là mì: mì chũ, mì hủ tiếu, mì quảng… Mỗi loại mì của từng địa phương lại có đặc trưng và hương vị khác nhau, tùy thuộc vào loại gạo dùng để làm ra sợi mì. Cách chế biến mì cũng đa dạng không kém gì bún. Khi kết hợp với các loại nước dùng và gia vị khác nhau, mỗi địa phương lại có một đặc sản mì khác nhau như mì Chũ Bắc Giang, mì hủ tiếu Sa Đéc, mì Quảng Hội An… Đây là món ăn thuần Việt bình dân có mặt trên khắp đất nước hình chữ S.
Mì gạo với nhiều biến thể sợi mì
6. Bánh đúc – loại bánh làm từ gạo tẻ
Bánh đúc có nhiều loại như bánh đúc lạc, bánh đúc dừa, bánh đúc nộm, bánh đúc lá dứa… Mỗi loại lại lại có cách chế biến, cách thưởng thức khác nhau, nhưng đều chung một đặc điểm là được làm từ bột gạo tẻ nhào với nước. Đây là món ăn dân dã thịnh hành khắp ba miền vì dễ làm, dễ ăn, dễ no, mà lại rẻ.
Bánh đúc lá dứa
7. Bánh xèo
Là loại bánh đổ từ bột gạo trộn bột nghệ, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ, hẹ. Bánh xèo được rán vàng lên, đúc thành hình tròn hoặc gập lại thành hình bán nguyệt. Bánh xèo ở mỗi vùng miền Việt Nam lại có một nét đặc trưng riêng trong hương vị và trong cách thưởng thức.
Bánh xèo vàng ruộm
8. Bánh bèo – món ăn thuần Việt đặc sản miền Trung
Đây là món ăn thuần Việt từ gạo dân dã, có xuất xứ từ Huế. Bánh bèo có bánh làm từ bột gạo, nhân rắc lên bánh làm từ tôm xay nhuyễn và nước chấm đổ trực tiếp lên bánh. Thêm mỡ hành và lạc rang giã nhỏ làm dậy mùi vị hấp dẫn. Ở miền Nam, người ta thường bỏ thêm đồ chua vào bánh bèo và ăn kèm cùng bánh đúc, bánh ít hay bánh bột lọc.
Bánh bèo
9. Bánh căn – món bánh dân dã của người miền Nam
Bánh căn cũng làm từ bột gạo, nhưng khác với các loại bánh miền Bắc thường được đem luộc hay hấp, bánh căn lại là bột gạo “nướng”. Nước chấm ăn kèm bánh căn là nước mắm pha loãng với tỏi, ớt, có thể bỏ thêm mỡ hành, xíu mại. Khi ăn, có thể kèm thêm rau sống.
Bánh căn, đặc sản Nha Trang, Đà Lạt
Ngoài ra còn rất nhiều loại bánh được làm từ bột gạo như bánh cuốn, bánh giầy, bánh chưng, bánh tráng… Hạt gạo từ bao đời nay là biểu tượng của nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam, là lương thực chính của người dân Việt Nam.
Vậy còn món ăn thuần Việt từ gạo nào mà bạn biết nữa không? Hãy chia sẻ cùng Foodeli nhé.